ta.png

[PDF] Công Phá Ngữ Văn 12 Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT

[PDF] Công Phá Ngữ Văn 12 Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT

[PDF] Công Phá Ngữ Văn 12 Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT

 

Mua sách tại các trang thương mại uy tín                        

Đặt vấn đề: Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh

của những anh hùng vô danh, nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc

họa một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của

đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Và “Tây

Tiến” là 1 trong những bài thơ hay, tiêu biểu của Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức

tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ

chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu

nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian

“Sông Mã xa rồi TâyTiến ơi!

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” 

Thân bài: 

Nhắc đến nhà thơ Quang Dũng, chúng ta nghĩ ngay đến tác phẩm để đời của ông – Tây

Tiến. Bởi lẽ nó đã gắn bó 1 thời sâu sắc với nhà thơ. Tây Tiến là 1 đơn vị bộ đội thời

kháng chiến chống Pháp được thành lập năm 1947 làm nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào

đánh tiêu hao sinh lực địch ở vùng Thượng Lào, trấn giữ 1 vùng rộng lớn ở Tây Bắc nước

ta và biên giới Việt Lào. Quang Dũng từng là đại đội trưởng cuả binh đoàn Tây Tiến

nhưng đến đầu năm 1948 vì yêu cầu nhiệm vụ ông chuyển sang đơn vị khác. Bài thơ

được sáng tác cuối năm 1948 khi nhà thơ đóng quân ở Phù Lưu Chanh_ 1 làng ven bờ

sông Đáy, nhớ về đơn vị cũ ông đã viết nên bài thơ. Lúc đầu, ông đặt bài thơ là “Nhớ Tây

Tiến” nhưng về sau đổi lại thành “Tây Tiến” vì cả bài thơ đã là một nỗi nhớ và chỉ với 2

từ “Tây Tiến” cũng đủ gợi lên nỗi nhớ – cảm hứng chủ đạo trong toàn bộ bài thơ. Là 1 người lính trẻ hào hoa, lãng mạn ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, sống và chiến đấu

nơi núi rừng gian khổ nhưng chất thi sĩ vẫn trào dâng mãnh liệt trong lòng nhà thơ. 1 thời

gắn bó sâu đậm với Tây Tiến, với đồng đội, với núi rừng đã làm cho ông ko khỏi bồi hồi, xúc động khi nỗi nhớ về Tây Tiến dâng trào trong kí ức cuả nhà thơ. “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” Câu thơ như tiếng gọi chân thành, tha thiết xuất phát từ trái tim và tâm hồn người thi sĩ. Bằng cách sử dụng câu cảm thán và thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, câu thơ trở nên đẹp

diệu kỳ. “Sông Mã” ko đơn thuần là 1 con sông – nơi đã từng là địa bàn hoạt động của

đoàn quân Tây Tiến – mà nó đã trở thành 1 hình ảnh hiện hữu, 1 chứng nhân lịch sử

trong suốt cuộc đời người lính Tây Tiến với bao nỗi vui_buồn, được_mất. “Tây Tiến” ko

chỉ để gọi tên 1 đơn vị bộ đội mà nó đã trở thành 1 người bạn ” tri âm tri kỉ” để nhà thơ

giãi bày tâm sự. 


Post a Comment

Previous Post Next Post

About