ta.png

ĐỀ MINH HỌA TỐT NGHIỆP THPT LỊCH SỬ 2023 - ĐỀ 4

ĐỀ MINH HỌA TỐT NGHIỆP THPT LỊCH SỬ 2023  - ĐỀ 4

ĐỀ MINH HỌA TỐT NGHIỆP THPT LỊCH SỬ 2023  - ĐỀ 4


Mua sách gốc tại các trang thương mại uy tín                        


ĐỀ MINH HOẠ 04– KHOÁ LUYỆN ĐỀ CHINH PHỤC 9+ LỊCH SỬ -
Câu 1:
Trong thời gian ở Pháp (từ cuối năm 1917 đến 6/1923), Nguyễn Ái Quốc có nhiều
hoạt động, ngoại trừ
A. viết bài cho báo Sự thật, tạp chí Thư tín Quốc tế.
B. tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
C. viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân.
D. viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 2: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng?
A. Là chính đáng yêu nước, đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
B. Chú trọng công tác tuyên truyền, huấn luyện Đảng viên.
C. Địa bàn hoạt động bó hẹp trong một số địa phương ở Bắc kì.
D. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng “sắt và máu”.
Câu 3: Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội ta trong cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) là
A. chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. B. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
C. chiến dịch Bắc Tây Nguyên (2/1954). D. chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
Câu 4: Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước đầu khắc phục những hạn chế của Luận cương chính trị
(10/1930) của Đảng?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1940).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1939).
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1936).
Câu 5: Yếu tố đầu tiên làm nên tính khách quan của xu thế toàn cầu hóa là
A. sự gia tăng dân số thế giới, tình trạng ô nhiễm môi trường.
B. nhu cầu hội nhập quốc tế của các quốc gia trên thế giới.
C. nền kinh tế thế giới ngày càng mang tính quốc tế hóa cao.
D. những tiến bộ kỳ diệu của cách mạng khoa học - công nghệ.
Câu 6: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân Việt Nam (1945-
1954), đấu tranh ngoại giao
A. là cơ sở thực lực cho mặt trận quân sự.
B. giữ vai trò quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến.
C. có tính độc lập tương đối với mặt trận quân sự.
D. là mặt trận độc lập với mặt trận quân sự.
Câu 7: Căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945-1954) đều là nơi
A. an toàn tuyệt đối để tiến hành xây dựng lực lượng cách mạng.
B. đứng chân an toàn của bộ đội địa phương và dân quân du kích.
C. thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của kẻ thù xâm lược.
D. kẻ thù thực hiện chính sách bình định, chiếm đất.
Câu 8: Liên minh quân sự lớn nhất của Mỹ và các nước đế quốc phương Tây nhằm chống Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là
A. khối ANZUT B. khối VACSAVA. C. khối NATO. D. khối SEATO.
Câu 9: Công tác xây dựng lực lượng chính trị chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền (1941 – 1945) không có nội dung nào sau đây?
A. Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc.
B. Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
C. Năm 1944, thành lập Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam.
D. Năm 1943, Đảng đề ra Đề cương văn hóa Việt Nam.
Câu 10: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã
A. đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
B. gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vécxai.
C. gia nhập vào Đảng Xã hội Pháp.
D. sáng lập tờ báo Người cùng khổ.
Câu 11: Một đặc điểm mang tính đặc thù về quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong những năm 20 của thế kỉ XX là gì?
A. Có sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân.
B. Truyền thống dân tộc, tư tưởng thời đại mới, phong trào công nhân.
C. Ban đầu, chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân tách rời nhau.
D. Ban đầu, không phải toàn bộ công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin.
Câu 12: Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập (4/6/1945) theo chỉ thị của
A. Tổng bộ Việt Minh.
Đảng.
B. Hồ Chí Minh. C. Võ Nguyên Giáp. D. Trung ương
Câu 13: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) diễn ra trong hoàn cảnh
A. ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ.
B. ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động thống nhất.
C. cách mạng Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng.
D. phong trào cách mạng 1930 – 1931 phát triển mạnh.
Câu 14: Một trong những chính sách về chính trị được chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh thực hiện
trong những năm 1930 - 1931 ở Việt Nam là
A. xóa nợ cho người nghèo. B. xóa bỏ các tệ nạn xã hội.
C. thành lập tòa án nhân dân. D. mở lớp dạy chữ Quốc ngữ.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về hoạt động của tổ chức ASEAN?
A. Từ khi thành lập đến nay, ASEAN luôn nhấn mạnh vấn đề hợp tác an ninh chính trị.
B. Từ khi thành lập đến đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, ASEAN nhấn mạnh vấn đề hợp tác an
ninh chính trị.
C. Từ khi thành lập đến nay, ASEAN luôn đẩy mạnh hợp tác kinh tế song song với hợp tác an
ninh chính trị.
D. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế song song với hợp tác an
ninh chính trị.
Câu 16: Việc Nguyễn Ái Quốc tham gia lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921) đã chứng
tỏ Người
A. tiếp tục tạo dựng mối quan hệ với cách mạng thế giới.
B. bước đầu tạo dựng mối quan hệ với cách mạng thế giới.
C. trực tiếp truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.
D. trực tiếp tạo ra sự phân hóa của các tổ chức tiền cộng sản.
Câu 17: Thực tiễn cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939 – 1945) và cuộc kháng chiến
chống thực dân xâm lược (1945 – 1975) đã chứng minh đặc điểm nổi bật của khởi nghĩa và chiến
tranh cách mạng Việt Nam là gì?
A. Dùng sức mạnh quân sự và chiến tranh nhân dân để quyết định thắng lợi.
B. Mang tính chất là một cuộc chiến tranh nhân dân, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
C. Mục tiêu chính nghĩa vì độc lập tự do, khát vọng hòa bình và thống nhất đất nước.
D. Toàn dân đánh giặc, lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định thắng lợi.
Câu 18: Sau Chiến tranh lạnh, hình thức cạnh tranh chủ yếu giữa các cường quốc là
A. tăng cường chạy đua vũ trang. B. lấy kinh tế và quốc phòng làm nền tảng.
C. xây dựng một nền kinh tế phồn vinh. D. xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp.
Câu 19: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đề cập đến nhiều nội dung,
ngoại trừ
A. chủ trương thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng.
B. thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa, chống tô cao, lãi nặng.
C. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước ở Đông Dương.
D. thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 20: Ngày 16,17/8/1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập tại Tân Trào (Sơn Dương -
Tuyên Quang) đã
A. thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
B. cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
C. ban bố “Quân lệnh số 1”, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa.
D. thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.
Câu 21: “Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột” là đối sách của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đối với thế lực kẻ thù nào sau đây của Việt Nam từ sau 2/9/1945 đến trước 6/3/1946?
A. Pháp. B. Anh. C. Nhật. D. Trung Hoa dân quốc.
Câu 22: Trong những năm 1945 - 1946, biện pháp cấp thời để giải quyết nạn đói của Chính phủ và
nhân dân ta là
A. xây dựng “Quỹ độc lập”. B. chia lại ruộng đất công.
C. đẩy mạnh tăng gia sản xuất. D. tổ chức “Ngày đồng tâm”.
Câu 23: Tờ báo nào sau đây là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên (1925)?
A. Nhân dân. B. Búa liềm. C. Tiếng dân. D. Thanh niên.
Câu 24: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại quốc gia nào sau đây?
A. Mianma. B. Malaixia. C. Thái Lan. D. Inđônêxia.
Câu 25: Quốc gia mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là
A. Liên Xô. B. Mĩ. C. Pháp. D. Trung Quốc.
Câu 26: Nước nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (2/1945)?
A. Mĩ. B. Đức. C. Pháp. D. Italia.
Câu 27: Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 – 3 – 1945), Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định điều
kiện Tổng khởi nghĩa ở nước ta chưa chín muồi vì một trong những lí do nào sau đây?
A. chưa xây dựng được lực lượng vũ trang cách mạng.
B. thực dân Pháp ở Đông Dương chưa bị lật đổ hoàn toàn.
C. lực lượng cách mạng mới bắt đầu được xây dựng.
D. lực lượng trung gian chưa ngả hẳn về phía cách mạng.
Câu 28: Từ 1979 đến giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, mối quan hệ giữa hai nhóm nước
ASEAN và Đông Dương là
A. tạm thời hòa hoãn. B. căng thẳng và đối đầu.
C. đối thoại và hợp tác. D. bước đầu được cải thiện.
Câu 29: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ?
A. Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương.
B. Đánh dấu thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.
C. Mĩ thất bại trong âm mưu mở rộng, quốc tế hóa cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
D. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
Câu 30: Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách
mạng tháng Mười Nga (1917), trước hết vì cuộc cách mạng này
A. là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. lật đổ được sự thống trị của đế quốc và phong kiến.
C. giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga.
D. giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nông dân.
Câu 31: Từ năm 1952 đến năm 1960 là giai đoạn kinh tế Nhật Bản
A. khủng hoảng suy thoái. B. phát triển “thần kì”.
C. phát triển nhanh. D. phục hồi trở lại.
Câu 32: Một điểm tương đồng giữa Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc
dân đảng là
A. có chung mục tiêu lí tưởng. B. địa bàn hoạt động rộng khắp.
C. mang tính chất cách mạng. D. có nhiều cơ sở quần chúng.
Câu 33: Nội dung nào sau đây không phản ảnh hệ quả tích cực của thế toàn cầu hóa?
A. giải quyết căn bản sự phân hóa giàu nghèo.
B. góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế.
C. đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng.
D. thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Câu 34: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám
năm 1945 ở Việt Nam?
A. Xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm.
B. Góp phần vào thắng lợi của phe dân chủ chống phát xít.
C. Đem lại các quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động.
D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ.
Câu 35: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939) được
triệu tập tại đâu?
A. Bà Điểm (Hóc Môn - Gia Định). B. Pác Bó (Hà Quảng – Cao Bằng).
C. Võng La (Đông Anh – Phúc Yên). D. Đình Bảng (Từ Sơn – Bắc Ninh).
Câu 36: Trong thập niên 60 của thế kỷ XX, chính quyền Đờ-gôn (Pháp) đã có động thái như
thế nào?
A. Ủng hộ việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Tây Đức.
B. Tiếp tục cho Mỹ đóng quân trên lãnh thổ Pháp.
C. Ủng hộ chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.
D. Phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.
Câu 37: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thực tiễn tiến trình giải quyết mối quan hệ giữa
hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 - 1945?
A. Luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
B. Từ thực hiện cả hai nhiệm vụ sang tập trung vào một nhiệm vụ chủ yếu.
C. Từ đề cao nhiệm vụ dân chủ sang đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
D. Luôn tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
Câu 38: Đối tượng cách mạng được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định trong thời kì 1936 -
1939 ở Việt Nam là
A. bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai. B. đế quốc Pháp và tay sai.
C. đế quốc, phát xít Pháp - Nhật và tay sai. D. đế quốc và phong kiến.
Câu 39: Sự kiện nào dưới đây mở ra bước ngoặt đầu tiên trong quá trình phát triển của tổ
chức ASEAN?
A. Hiệp ước Bali được kí kết (2-1976).
B. Hiến chương ASEAN được kí kết (11-2007).
C. Campuchia gia nhập ASEAN (năm 1999).
D. Việt Nam gia nhập ASEAN (năm 1995).
Câu 40: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng đông đảo và hăng hái nhất trong phong
trào dân tộc dân chủ Việt Nam là
A. nông dân. B. công nhân. C. tiểu tư sản. D. tư sản dân tộc.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.A 2.B 3.D 4.D 5.D 6.C 7.C 8.C 9.B 10.A
11.B 12.B 13.A 14.C 15.C 16.B 17.C 18.D 19.D 20.B
21.D 22.D 23.D 24.C 25.A 26.A 27.D 28.B 29.B 30.C
31.C 32.C 33.A 34.D 35.A 36.D 37.B 38.A 39.A 40.A

 


Post a Comment

Previous Post Next Post

About