[PDF] Thói Quen Tốt Rèn Trí Não Siêu Việt

[PDF] Thói Quen Tốt Rèn Trí Não Siêu Việt


Mua sách gốc tại các trang thương mại uy tín                        

 1. Tầm quan trọng của giấc ngủ

Trước tiên hãy xem lại giấc ngủ

Cách ăn uống, sử dụng ngôn từ, học tập, vận động, kết bạn, giúp đỡ mọi người... là một vài

trong số rất nhiều những thói quen sinh hoạt của trẻ mà tôi muốn các bậc phụ huynh coi trọng.

Trong số đó, có một điều rất căn bản trong cuộc sống mà tôi muốn chú trọng nhất, xét từ góc độ nghiên cứu não bộ, đó là giấc ngủ. Con người ai cũng có lúc thức và ngủ. Tuy đây là điều đương

nhiên nhưng sự cân bằng này lại rất quan trọng. Nếu liên tiếp mất ngủ nhiều ngày, thời gian thứcngủ hằng ngày thất thường thì dù trẻ con hay người lớn cũng rất dễ mắc các căn bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, trầm cảm. Ngủ đủ giấc và đúng giờ hằng ngày là điều vô cùng quan

trọng, tạo nền tảng cho cuộc sống. Ngoài ra, chẳng phải ngủ là “cách để não và cơ thể có thể nghỉ

ngơi”? Chắc chắn khi chúng ta nằm xuống và không cử động, cơ thể sẽ được nghỉ ngơi, nhưng ngay

cả trong khi con người ngủ, não cũng không hoàn toàn nghỉ.

Thực chất khi ngủ, chỉ có khoảng một nửa bán cầu não có thể nghỉ ngơi. Trong lúc ngủ chúng

ta còn nằm mơ, đây chính là bằng chứng não đang hoạt động. Vậy tại sao giấc ngủ lại cần thiết với

não như vậy? Dựa vào các kết quả nghiên cứu gần đây của chuyên ngành não bộ, ta biết rằng việc

tạo ra “nhịp” cho giấc ngủ của con người là vô cùng cần thiết. Điều đó có nghĩa là gì? Tôi sẽ giải

thích một cách đơn giản như sau: Một cách tự nhiên, hầu hết các loài động vật trên trái đất đều

được trang bị đồng hồ sinh học xấp xỉ 24 giờ một ngày (đồng hồ cơ thể), hay nhịp sinh học ngày đêm (nhịp circadian) thích ứng với sự tự quay của Trái đất.

Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng nhịp sinh học trong một ngày của con người có thể là

khoảng 25 giờ đồng hồ. Ví dụ, ở các phòng ngầm dưới mặt đất, tia sáng không thể lọt vào được. Để cơ thể thích ứng, nhịp sinh học có thể lên đến 25 giờ đồng hồ một ngày. Vì vậy, điều quan trọng không thể thiếu ở đây chính là ánh nắng khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng. Trẻ em từ sáu tháng đến một năm tuổi đã học cách thích ứng với sự tự quay của trái đất.

Trong não có một vùng gọi là nhân trên chéo (SCN – suprachiasmatic nucleus) phản ứng lại

khi có ánh sáng chiếu vào võng mạc mắt. Buổi sáng, khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời, bộ phận này sẽ hoạt động và cho chúng ta biết “buổi sáng đã đến”. Đây là đồng hồ sinh học đầu tiên.