Chia sẽ trang web này cho bạn bè để giúp Admin có động lực phát triển tiếp nhé All. Thanks!!!

ĐỀ MINH HỌA TỐT NGHIỆP THPT LỊCH SỬ 2023 - ĐỀ 11

ĐỀ MINH HỌA TỐT NGHIỆP THPT LỊCH SỬ 2023  - ĐỀ 11

ĐỀ MINH HỌA TỐT NGHIỆP THPT LỊCH SỬ 2023  - ĐỀ 11


Mua sách gốc tại các trang thương mại uy tín                        


ĐỀ MINH HOẠ 11 – KHOÁ LUYỆN ĐỀ CHINH PHỤC 9+ LỊCH SỬ -
Câu 1:
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây
đồng thời khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước
A. châu Á. B. châu Âu. C. châu Mĩ. D. châu Phi.
Câu 2: Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc
địa của
A. đế quốc Anh. B. thực dân Pháp. C. phát xít Nhật. D. đế quốc Mĩ.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây tóm tắt cơ bản đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
Cộng sản Đông Dương?
A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
B. Toàn dân, toàn diện, đánh nhanh thắng nhanh, tự lực cánh sinh.
C. Tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến.
D. Hòa để tiến, toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai?
A. Trình độ tập trung tư bản và tập trung sản xuất cao.
B. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao.
C. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
D. Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật.
Câu 5: Nước nào sau đây đã rời khỏi Liên minh châu Âu?
A. Pháp B. Bỉ. C. Anh. D. Hà Lan.
Câu 6: Ngày 8/8/1967 diễn ra sự kiện gì ở Đông Nam Á?
A. Hiệp định Giơnevơ được kí B. Thành lập SEATO.
C. Hiệp ước Ba li được kí kết. D. Thành lập ASEAN.
Câu 7: Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (2/1930) đã thông qua Chính cường vắn
tắt, Sách lược vắn tắt... do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đây được coi là
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. B. Tuyên ngôn của Đảng.
C. Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Đảng. D. Luận cương chính trị của Đảng.
Câu 8:Điểm khác biệt giữa Nhật Bản so với Mĩ trong phát triển khoa học- kĩ thuật là gì?
A. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.
B. Đầu tư cho công nghiệp quốc phòng.
C. Chú trọng xây dựng các công trình giao thông.
D. Coi trọng và đầu tư cho các phát minh.
Câu 9: Điều gì chứng tỏ từ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930-1931 dần đạt tới
đỉnh cao?
A. Phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp trong cả nước.
B. Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để.
C. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết.
D. Đã thực hiện được liên minh công - nông vững chắc.
Câu 10: Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam bùng nổ trong bối cảnh
A. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng.
B. Nhật - Pháp cấu kết với nhau tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam.
C. các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng khắp thế giới.
Câu 11: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng tháng 10/1930 đã quyết định đổi
tên Đảng thành
A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đảng Lao động Việt Nam.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Đảng Dân chủ Việt Nam.
Câu 12: Điểm giống nhau giữa Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925) và Việt Nam
Quốc dân đảng (1927) là gì?
A. Động cơ cách mạng. B. Lực lượng tham gia.
C. Khuynh hướng chính trị. D. Phương pháp đấu tranh.
Câu 13: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương (1951)
quyết định xuất bản tờ báo nào sau đây làm cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng?
A. Báo Lao động. B. Báo Thanh niên. C. Bảo Cứu quốc. D. Báo Nhân dân
Câu 14: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là một cương lĩnh giải
phóng dân tộc sáng tạo vì
A. đã thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.
B. nội dung của Cương lĩnh rất đúng với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
C. đã thấm nhuần quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và nhân văn.
D. đã kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp cũng như thể hiện được vấn đề đoàn kết dân
tộc.
Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của sự kiện Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945
đến cách mạng nước ta?
A. Đánh đuổi phát xít Nhật là nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Đông Dương.
B. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.
C. Cuộc đảo chính đã tạo nên thời cơ chín muồi.
D. Điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.
Câu 16: Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng của cường quốc trong Hội nghị Ianta (2-1945) chủ yếu

A. châu Á, châu Phi. B. châu Á, châu Âu.
C. châu Âu, châu Mĩ. D. châu Á, châu Úc.
Câu 17: Hình thức đấu tranh nào không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936-1939?
A. Đấu tranh báo chí. B. Đấu tranh vũ trang.
C. Đấu tranh nghị trường. D. Mít tinh, đưa dân nguyện.
Câu 18: Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang được thành lập có tên
gọi là
A. Việt Nam giải phóng quân
B. Cứu quốc quân.
C. Quân đội Quốc gia Việt Nam.
D. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
Câu 19: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào
giải phóng dân tộc ở châu Phi?
A. Sự xác lập trật tự thế giới hai cực. B. Sự suy yếu của đế quốc Anh, Pháp.
C. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô. D. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 20: Sau Cách mạng tháng Tám (1945), quân đội Anh và Trung Hoa Dân quốc tiến vào
Việt Nam với danh nghĩa
A. giúp Việt Nam đánh bại quân Nhật ở Đông Dương.
B. hỗ trợ Đông Dương ổn định lại tình hình.
C. Tiêu diệt hoàn toàn phát xít Nhật ở Đông Dương.
D. quân đồng minh giải giáp quân Nhật ở Đông Dương.
Câu 21: Nội dung nào sau đây không phải là tác động của cách mạng khoa học - công nghệ từ nửa
sau thế kỉ XX?
A. Gây nên các loại dịch bệnh mới.
B. Chấm dứt sự vơi cạn nguồn tài nguyên.
C. Làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa.
D. Đưa nhân loại sang một nền văn minh mới.
Câu 22: Từ năm 1919 đến năm 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở
A. Anh, Pháp, Liên Xô. B. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
C. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc. D. Pháp, Mỹ, Liên Xô.
Câu 23: Sự kiện nào dưới đây chứng minh xu thế hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện?
A. Hai nhà lãnh đạo cấp cao của Mỹ và Liên Xô gặp gỡ tại đảo Manta (Địa Trung Hải).
B. Hai siêu cường Xô - Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.
C. Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
D. Sự ra đời của Tổ chức NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava.
Câu 24: Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương khi
A. chiến tranh thế giới lần thứ nhất bắt đầu.
B. chiến tranh thế giới lần thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt.
C. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất kết thúc.
D. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Câu 25: Nhiệm vụ chủ yếu của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp
ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947) là
A. giam chân quân Pháp tại các đô thị.
B. tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch.
C. bảo vệ Hà Nội và các đô thị.
D. củng cố hậu phương kháng chiến.
Câu 26: Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam
cuối thế kỉ XIX?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Hác-măng. D. Hiệp ước Patonốt.
Câu 27: Quyền dân tộc cơ bản được ghi nhận trong Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm
dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương là gì?
A. Độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
B. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
C. Quyền tự chủ, tự quyết và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Độc lập, thống nhất và lựa chọn con đường phát triển phù hợp.
Câu 28: Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là
A. kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến.
B. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua đứng lên kháng chiến.
C. kêu gọi tiến hành cải cách chính trị, xã hội.
D. tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
Câu 29: Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản Đảng là
A. báo Nhành lúa. B. báo Thanh niên. C. báo Búa liềm. D. báo Đỏ.
Câu 30: Chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân
Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang
A. đánh lâu dài. B. đánh phân tán. C. đánh tiêu hao. D. phòng ngự.
Câu 31: Điểm chung của 3 kế hoạch: Rove năm 1949, Đờ lát đơ Tátxinhi năm 1950 và Nava
năm 1953 là
A. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B. giành thắng lợi quyết định để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. giành thế chủ động trên chiến trường.
D. buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp.
Câu 32: Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-
1939 là gì?
A. Đều để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm quý báu về giành và giữ chính quyền.
B. Đều là những phong trào đấu tranh công khai và buộc chính quyền thực dân nhượng bộ.
C. Đều là những phong trào đấu tranh rộng lớn, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia.
D. Đều là các phong trào đấu tranh do Đảng lãnh đạo để tiến tới Tổng khởi nghĩa.
Câu 33: Hiệp định Giơnevơ (1954) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được
ký kết là sự phản ánh đầy đủ
A. mối quan hệ giữa thắng lợi của quân dân Việt Nam và xu thế chung của thế giới.
B. tương quan lực lượng giữa quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội Pháp.
C. tương quan lực lượng giữa các bên tham gia hội nghị trong quá trình đàm phán.
D. mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
Câu 34: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa giành chính
quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Kết hợp khởi nghĩa giành chính quyền ở cả nông thôn và thành thị.
B. Khởi nghĩa giành chính quyền ở trung ương rồi tiến về các địa phương.
C. Giành chính quyền ở các vùng nông thôn để bao vây rồi tiến vào thành thị.
D. Giành chính quyền ở các đô thị lớn rồi tỏa về các vùng nông thôn.
Câu 35: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây tác động đến sự chuyển hướng đấu tranh của
Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương.
C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
Câu 36: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và cuộc vận (1939-1945) ở
Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây?
A. Từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên tổng khởi nghĩa.
B. có hình thức khởi nghĩa giành chính quyền của quần chúng.
C. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tiền tuyến.
D. Là các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 37: Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động riêng rẽ, sau đó được hợp nhất
thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?
A. Kết hợp hài hoà vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
B. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.
C. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.
D. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
Câu 38: Bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 được
vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là
A. sự chuyển biến của thời đại sẽ quyết định vận mệnh mọi quốc gia.
B. nội lực đất nước - nhân tố quyết định nhất.
C. sự ủng hộ của các lực lượng quốc tế - yếu tố tiên quyết.
D. sức mạnh dân tộc và thời đại có vai trò then chốt, không thể tách rời.
Câu 39: Ý nào sau đây không phải là điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945
ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười (năm 1917) ở Nga?
A. Do chính đáng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
B. Đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước.
C. Xóa bỏ được các giai cấp bóc lột.
D. Chịu tác động của Chiến tranh thế giới.
Câu 40: Từ thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (2/1951), bài học cơ bản nào
Việt Nam có thế rút ra để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?
A. Tăng cường sự đoàn kết quốc tế.
B. Tăng cường lãnh đạo của Đảng.
C. Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
D. Tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.A 2.C 3.A 4.C 5.C 6.D 7.A 8.A 9.C 10.C
11.C 12.A 13.D 14.D 15.C 16.B 17.B 18.D 19.B 20.D
21.B 22.B 23.B 24.D 25.A 26.D 27.B 28.B 29.C 30.A
31.B 32.D 33.A 34.A 35.A 36.D 37.C 38.B 39.C 40.B


Đăng nhận xét

0 Nhận xét