Chia sẽ trang web này cho bạn bè để giúp Admin có động lực phát triển tiếp nhé All. Thanks!!!

[PDF] Đề Minh Họa Đề Bám Sát Tốt Nghiệp THPT 2022 Lịch Sử

[PDF] Đề Minh Họa Đề Bám Sát Tốt Nghiệp THPT 2022 Lịch Sử

[PDF] Đề Minh Họa Đề Bám Sát Tốt Nghiệp THPT 2022 Lịch Sử

 

Mua sách gốc tại các trang thương mại uy tín                        
Câu 1. Theo Hội nghị I-an-ta, quân đội nước nào chiếm đóng Nhật Bản?
A. Liên Xô. B. Mĩ. C. Mĩ, Anh. D. Mĩ, Pháp.
Câu 2. Năm 1961, Liên Xô đạt được thành tựu nổi bật gì về khoa học kĩ thuật?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất.
B. Phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.
C. Đưa con người lên thám hiểm mặt Trăng.
D. Đưa con người lên thám hiểm Sao Hỏa.
Câu 3. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều
là thuộc địa của các nước nào dưới đây?
A. Mĩ, Nhật. B. Pháp, Mĩ.
C. Anh, Mĩ. D. Các nước thực dân Âu – Mĩ.
Câu 4. Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Các nước châu Á đều giành được độc lập.
B. Xuất hiện nhiều tổ chức liên kết khu vực ở châu Á.
C. Một số nước châu Á trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
D. Xuất hiện những con rồng kinh tế ở châu Á.
Câu 5. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm 1945 – 1950
là gì?
A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. Đẩy mạnh thôn tính thuộc địa.
C. Xây dựng chính sách ngoại giao độc lập. D. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
Câu 6. Biện pháp quan trọng của Chính phủ Nhật Bản nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa họckĩ thuật là gì?
A. Đầu tư cho giáo dục, vì "con người là công nghệ cao nhất".
B. Đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các nước.
C. Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
D. Đẩy mạnh hợp tác toàn diện với các nước Đông Nam Á.
Câu 7. Đâu là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới
thứ hai?
A. Sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa hai cường quốc Xô, Mĩ.
B. Giải quyết mâu thuẫn Xô, Mĩ từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Mĩ theo đuổi mục tiêu chống chủ nghĩa xã hội đến cùng.
D. Liên Xô theo đuổi mục tiêu chống chủ nghĩa tư bản đến cùng.
Câu 8. Tổ chức nào dưới đây không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa ?
A. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).
B. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).
C. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Câu 9. Trong những năm 1919 – 1925, lực lượng nào dưới đây đã tổ chức các cuộc mít tinh,
biểu tình, bãi khóa, lập các tổ chức chính trị?
A. Nông dân. B. Tư sản. C. Công nhân. D. Tiểu tư sản.

 


Đăng nhận xét

0 Nhận xét